THỦ TỤC PHÁP LÝ MỞ ĐẠI LÝ

THỦ TỤC PHÁP LÝ CẦN BIẾT KHI MỞ ĐẠI LÝ KINH DOANH SƠN

Trước khi kinh doanh sơn hay bất cứ sản phẩm dịch vụ nào khác, bạn cần nắm vững thủ tục pháp lý để thuận lợi đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động. Tuy không quá phức tạp, song không phải ai cũng am tường kiến thức về pháp luật để tự tin bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Vì thế hôm nay, trong phạm vi bài viết này Mekong Distribution sẽ giúp bạn nắm bắt nhanh những kiến thức cần thiết về quy trình và thủ tục mở đại lý kinh doanh sơn, các bạn cùng tham khảo nhé.

Về thủ tục đăng ký kinh doanh

Bước 1: Xác định loại hình hoạt động kinh doanh

Đối với hoạt động kinh doanh sơn thường có hai loại hình kinh doanh, đó là Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp tư nhân.

 

Hộ kinh doanh (Hộ cá thể)

Doanh nghiệp tư nhân

Ưu điểm

  • Quản lý hoạt động kinh doanh đơn giản;
  • Không phải nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), chỉ cần nộp thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định của Luật thuế TNCN;
  • Chỉ cần đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện.
  • Quản lý hoạt động kinh doanh đơn giản;
  • Có thể tiến hành hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau;
  • Có thể sử dụng trên 10 lao động;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân không phải nộp thuế TNCN cho các khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

Nhược điểm

  • Chỉ có thể mở 1 cửa hàng duy nhất tại địa chỉ của địa điểm kinh doanh;
  • Chỉ được sử dụng dưới 10 lao động;
  • Không có tư cách pháp nhân nên chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của hộ kinh doanh;
  • Cá nhân chỉ được thành lập 1 hộ kinh doanh.
  • Phải nộp thuế TNDN;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân;
  • Không có tư cách pháp nhân nên chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.

Lời khuyên dành cho bạn, với quy mô kinh doanh ban đầu nhỏ và ít vốn bạn nên chọn loại hình kinh doanh hộ cá thể vì thủ tục đăng ký sẽ đơn giản hơn doanh nghiệp tư nhân. Nhưng ngược lại, nếu bạn sở hữu nguồn kinh tế - nhân lực dồi dào thì loại hình kinh doanh doanh nghiệp tư nhân là lựa chọn tốt dành cho bạn.

Bước 2: Lựa chọn ghi ngành nghề kinh doanh

Khi muốn chọn ngành nghề mở đại lý bán sơn cho doanh nghiệp của bạn, bạn cần ghi cụ thể như sau:

  1. "Đại lý” (mã ngành nghề 46101 - theo quyết định 10/2007/QĐ-TTg);
  2. "Bán buôn sơn, vécni” (mã ngành nghề 46635);
  3. "Bán lẻ sơn, màu, vécni trong các cửa hàng chuyên doanh" (mã ngành nghề 47522)

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh và tiến hành nộp hồ sơ theo quy trình bên dưới

A. Đối với Hộ kinh doanh: Căn cứ Điều 71 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh:

1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

3. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

B. Đối với Doanh nghiệp Tư Nhân: Căn cứ theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Điều 21. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Điều 10. Quy định về các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Về quy định nộp Thuế

Đối với hoạt động kinh doanh sơn, có 3 khoản thuế sẽ nộp là:

  • Thuế TNDN và/hoặc thuế TNCN
  • Thuế môn bài
  • Thuế giá trị gia tăng

 

Hộ kinh doanh

Doanh nghiệp tư nhân

  1. Thuế TNDN và/hoặc thuế TNCN
  • Chỉ đóng thuế TNCN.
  • Đóng thuế TNDN và thuế TNCN (cho các khoản thu không phải từ hoạt động kinh doanh).
  1. Thuế môn bài (khoản thuế bắt buộc khi tham gia hoạt động kinh doanh)
  • Mức thuế tùy thuộc vào thu nhập của hộ kinh doanh.
  • Đối với loại hình hộ kinh doanh gồm 6 mức từ 50.000đ – 1.000.000đ
  • Mức thuế tùy thuộc số vốn đầu tư, vốn điều lệ đã đăng ký của doanh nghiệp.
  • Đối với loại hình doanh nghiệp gồm 4 mức từ 1.000.000đ – 3.000.000đ
  1. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
  • Đây là khoản thuế người mua hàng sẽ trả khi mua hàng, và khoản này sẽ được trả cho bên chủ hộ kinh doanh/ doanh nghiệp; sau đó chủ hộ kinh doanh/ doanh nghiệp có nghĩa vụ thay người mua hàng nộp lại khoản này cho Nhà nước.

Trên đây là những chia sẻ của MRD về thủ tục pháp lý mở đại lý sơn. Quý khách hàng có nhu cầu mở đại lý sơn Nippon, vui lòng liên hệ theo đường dây nóng bên dưới, nhân viên của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết và hỗ trợ kịp thời cho quý khách hàng.

MEKONG DISTRIBUTIONS

HOT-LINE: (090) 345 9669

Văn phòng: Lầu 12C – Toàn nhà Agrex

58 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Kho 1: 22A, Đường số 26 – Khu phố 7

Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Kho 2: Bãi xe 7 Bảnh – Khu vực 1

Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 0283.123.456

Fax: 0283.123.456

Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết

Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008

Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi 2012

Nghị định 75/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức thuế môn bài

Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, sửa đổi năm 2013