GIẢI PHÁP BẢO VỆ TẦNG THƯỢNG VỚI SƠN CHỐNG THẤM NIPPON WP100
22/07/2021
TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG SƠN CHỐNG THẤM?
Tầng thượng là khu vực có không gian thoáng mát, là
nơi gia đình tụ họp sau một ngày làm việc mệt mỏi, càng lý tưởng hơn để trồng
cây cảnh. Đây là nơi tiếp xúc thường xuyên với nước mưa, nước tưới cây,… gây ra
tình trạng ứ đọng nước ảnh hưởng đến bề mặt ống dẫn thoát nước.
Vậy đâu là cách giải quyết để không cần phải bỏ đi một
không gian mát mẻ lại không cần lo lắng bị thấm nước?
Không gian tầng thượng thoáng mát - nơi thư giãn của gia đình sau một ngày học tập và làm việc
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SÂN THƯỢNG BỊ THẤM NƯỚC
Trần nhà không được chống thấm: đây là nguyên nhân
thường gặp nhất, nhiều ngôi nhà sau khi thi công đã bỏ qua hoặc thường không để
ý đến bước chống thấm cho trần nhà, dẫn đến trần nhà rất dễ thấm nước và tạo ra
các vết nứt chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.
Vật liệu chống thấm kém chất lượng: như chúng ta đã
nói ở trên, tầng thượng là khu vực tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất với nước từ
nhiều nguồn, chính vì thế khi sử dụng vật liệu chống thấm kém chất lượng, sân
thượng cũng rất dễ gặp tình trạng thấm nước.
Tác động từ tự nhiên: vì đây là khu vực thoáng mát,
tiếp xúc nhiều với không khí nên sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ có yếu tố nắng,
mưa làm đẩy nhanh quá trình thấm nước hơn các khu vực khác trong nhà.
Bề mặt sân thượng không phẳng, ứ nước: sân thượng
không có chỗ thoát nước hoặc nơi thoát nước quá nhỏ không đảm bảo được lượng nước
thoát đi khi mưa lớn gây ra tình trạng thấm nước, dột cho ngôi nhà.
Tầng thượng tiếp xúc nhiều với nước gây ra tình trạng ẩm mốc
HẬU QUẢ ĐỂ LẠI KHI KHÔNG CHỐNG THẤM
Các chuyên gia tin rằng, nền móng để tạo nên ngôi
nhà là quan trọng thì việc chống thấm cũng được xem là một phần không thể thiếu
mang đến thẩm mỹ và đảm bảo tuổi thọ cho ngôi nhà. Nếu sân thượng không dùng vật
liệu chống thấm hoặc dùng vật liệu chống thấm kém chất lượng sẽ gây ra nhiều hậu
quả nghiêm trọng.
Bề mặt trần nhà bị nứt, tường bong tróc, gây mất thẩm
mỹ, giảm tuổi thọ, gây ra tâm lý hoang mang lo lắng cho các thành viên trong
gia đình.
Ẩm mốc xuất hiện, một số bệnh có thể phát sinh gây ảnh
hưởng đến sức khỏe, cuộc sống hằng ngày.
Nếu nước bị thấm vào tường, có thể làm đứt gãy hệ thống
dây điện, ống nước ngầm, tổn thất về mặt kinh tế.
Chính vì thế, sử dụng chống thấm đúng cách sẽ đảm bảo
cho ngôi nhà được an toàn, nâng cao tính thẩm mỹ hơn.
Bề mặt sân thượng bị ứ đọng nước
Tường nhà lâu ngày bị nứt do thấm nước
QUY TRÌNH SỬ DỤNG SƠN CHỐNG THẤM
Trong quá trình thi công, quy trình thực hiện chống
thấm phải được thực hiện đảm bảo nguyên tắc ĐÚNG – CHUẨN:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công, làm sạch bề mặt đảm
bảo tính ổn định, tối ưu khả năng bám dính sơn chống thấm
Bước 2: Pha hỗn hợp chống thấm (nếu có)
Bước 3: Thực hiện sơn chống thấm lên bề mặt từ 2 đến
3 lớp, mỗi lớp cách nhau 6-8 tiếng để lớp sơn bám chặt vào bề mặt sàn.
Bước 4: Sau khi lớp chống thấm khô và ổn định, có thể
thử sức chịu nước của mặt sân thượng trong 24 giờ. Nếu cần thiết có thể ốp lát
gạch lên trên để tăng khả năng chống nước.
SẢN PHẨM SƠN CHỐNG THẤM NIPPON WP100
Chống thấm WP100 là sản phẩm chống thấm tối ưu của
sơn Nippon dùng được cho cả bề mặt ngang như sân thượng, nền nhà hoặc bề mặt đứng
như tường nhà.
WP100 có khả năng chống thấm nước cao cùng khả năng
chống kiềm hóa cao, độ bám dính bề mặt tốt không những bảo vệ được màu sơn mà
còn chống lại các yếu tố trở ngại từ môi trường.
WP100 không gây độc hại, không chứa các kim loại gây
ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG SƠN CHỐNG THẤM NIPPON WP100
Bảo quản ở nhiệt độ 5-40 độ C, tránh ánh nắng mặt trời.
Hạn chế thi công khi nhiệt độ thấp hơn 10 độ C và độ
ẩm hơn 85%.
Nên sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi thi công.
Tùy theo tình trạng của bề mặt mà có hướng xử lý phù
hợp, với bề mặt nứt nhỏ quét 3 lớp sơn chống thấm, đối với các vết nứt lớn thì
đục rỗng hình chữ V và trét lại theo hỗn hợp tỉ lệ: 3 cát – 1 xi măng – 3 lớp
sơn chống thấm.
HOTLINE: 096.1800.206